Là một người cậu họ của tôi ( xin xem trang nhà của ông tônthattiet.com ) Tôi chỉ có một kỷ niệm nhỏ nhưng mà rất lớn đối với tôi : khi tôi mới chân ướt chân ráo sang Paris với chồng và một con trai đầu lòng, rất nghèo, không nhà không cửa, nay ờ nhà bạn, mai ở nhà bà con...Vợ chồng cậu có kêu ba đứa chúng tôi về ở vài tuần lễ khi ấy cả gia đình cậu đi nghĩ hè. Nhà cậu rộng rãi mát mẻ, chúng tôi cũng được những giây phút thoải mái trong cuộc hành trình khá dài của...kiếp lãng tử ! Cám ơn cậu mợ nhé !
Tôi quen biết nhạc sĩ TCS lúc 12, 13 tuổi, qua một người cậu bà con mà sau này cậu lập gia đình với một cô em gái của TCS, chủ tiệm ăn TIB tại Sàigòn. TCS là bậc đàn anh của tôi. Thuở đó anh còn rất trẻ. Chắc cậu tôi có ý giới thiệu anh với mấy bà chị tôi nhưng rồi chẳng có gì xảy ra...Mấy bà chị tôi đều đi lấy chồng...Hồi đó tôi chỉ là con nít đi theo người lớn, chỉ biết mở mắt nhìn...Tôi nhớ anh hiền hậu, đẹp trai với đôi kính cận rất lớn, trông rất...trí thức. Giọng nói nhẹ nhàng, luôn mỉm cười, rất dễ thương. Có cái gì quá ư là thơ mộng tỏa ra từ người anh. Vào những năm tháng ấy, hào quang của anh bắt đầu hiển lộ. Một thiên tài của nhạc Việt vừa xuất hiện. Tuy còn nhỏ nhưng tôi đã cảm nhận được cái bầu sinh khí sôi động lúc bấy giờ. Nhạc Việt đang chuyển mình, khởi sắc với những bài hát của anh. Lúc bấy giờ trong nhà tôi cũng rất vui nhộn. Phần đông bạn bè của mấy bà chị tôi tới nhà ca hát. Một khi có bài hát nào mới là các anh bạn kia ( phần đông là mấy anh chàng, chắc là đi theo tán...) và tôi đều chạy ra sạp báo mua ngay. Tôi giữ phần đệm piano và tập cho mọi người hát vì tôi hát rất dỡ !Khi TCS bắt đầu nổi tiếng nhiều thì tôi không có dịp gặp anh. Tôi chỉ gặp lại anh 3,4 năm sau cùng trước khi anh mất, tại VN. Và một lần khác, năm 1998 khi anh sang Paris. Anh có ghé thăm tôi và những tấm hình trên đây chụp tại nhà tôi. Anh ‘‘ bị ’’ bủa vây bởi 4 phụ nữ : tứ trái sang là Mỹ An, bạn học bà xơ với tôi, anh TCS, em gái Trịnh Vĩnh Trinh, tôi ngồi mé cuối, sau lưng là cô gái Nhật bổn Michiko, chỉ hát nhạc TCS bằng tiếng Việt, như người Việt không khác. TCS rất ít nói, anh khuyên tôi khi sáng tác nên chú ý vào các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt ta, kẻo khi hát lên không chính xác thì mất hay và nhận xét : ‘‘ nhạc Hoài có âm hưởng cổ điễn, giọng Lê Dung rất hợp !’’ Có lần tôi thử hỏi anh : anh thích bài nào nhất trong tất cả những sáng tác của anh ? Anh trả lời : không thích bài nào cả !! Tôi mở to mắt nhìn anh mà không hiểu anh nói gì, thật hay đùa... TCS không còn nữa nhưng các tác phẩm của anh còn mãi, còn rất lâu, rất dài trên cõi đời này Các tác phẩm của anh đã làm anh trở nên bất diệt.
Tôi quen với Bác vì Bác là bạn thân của dì, dượng tôi. Hình trên đây chụp lúc Bác đến nhà tôi chơi, dùng cơm, trò chuyện, biểu diển tài đàn, ca và kể chuyện cho bà con vui. Nhất là kể chuyện. Dù đã có nghe qua câu chuyện rồi vẫn còn thấy thích thú khi nghe bác kể lại, không biết là lần thứ mấy, mà vẫn tràn đầy hấp dẫn ! Tôi phục Bác sát đất khi bác xướng lên làu làu một tràng kinh kệ mà Bác đã học được hồi nhỏ ! Vài năm trước, thỉnh thoảng tôi cũng gặp Bác lên chùa. Thuộc kinh và tụng hay như Bác chắc rồi cũng có duyên...tu hành ! Nay Bác đã về quê hương hưởng tuổi già nên tôi không có dịp gặp Bác. Cầu chúc Bác sống những ngày thật êm đềm nơi quê nhà Bác nhé !
Tôi không hiểu điều gì trong đáy sâu thẳm của tâm hồn đã làm cho người nhạc trưởng tài hoa và nổi tiếng của nước Đức đã chọn xứ Huế nhỏ bé để cống hiến tài năng của mình đào tạo những cậu bé, cô bé theo học piano của trường nhạc. Trong những năm theo học với người thầy có một không hai nầy, tôi có cái may mắn học được nơi thầy sức kiên nhẫn vô biên, tấm lòng quãng đại, không đắn đo tính toán. Thầy không nói được tiếng Việt, trò không nói được tiếng Đức nhưng thế mà thầy và trò vẫn hiểu nhau. Tôi là người học trò hạng chót lớp, không giỏi như Vĩnh Hùng. Tôi chỉ nắm được nơi thầy sức rung động của tâm hồn qua âm nhạc. Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn, người nhạc sĩ là người phải biết diển tả tiếng nói của tâm hồn, không phải chỉ diển tả những âm thanh. Nếu chỉ là âm thanh không hồn thì âm nhạc đã đánh mất tinh túy của nó và người chơi nhạc chỉ có thể là một tên thợ đàn. Tôi từng biết thầy là nhạc trưởng ( chef d’orchestre ) mà dạy piano, có thể thầy không giỏi như những pianist thực thụ nhưng thầy chính là tay ‘‘ phù thủy ’’ có năng lực mãnh liệt làm ‘‘ xuất hồn hay xuất thần’’ một bài nhạc, làm sống dậy những cảm xúc sâu thẳm của sáng tác gia. Hình ảnh người thầy nầy không thể nào phai mờ trong trí nhớ, dù giữa thầy và trò chỉ có im lặng, nhưng tất cả đều được hiểu qua ngôn ngữ của trực giác và tâm linh. Tôi tiếp tục con đường âm nhạc, dạy những đứa bé con và noi theo tấm gương của thầy, tận tụy, kiên nhẫn, hết lòng, không tính toán. Ơn thầy ai có thể quên đặng ? Thầy đã sống sót như một phép lạ sau vụ Mậu Thân tại Huế nhưng nay thì Thầy đã là người thiên cổ. Con xin viết những dòng này và tưởng nhớ đến thầy, dù chưa hề nói ra nhưng tấm lòng ngưỡng mộ thì rất lớn.
Tôi chỉ được học đàn một hai tháng với vị giáo sư tài ba này vì sau đó thì tôi lên đường đi du học năm 70, do đó tôi chẳng học hỏi và hấp thụ gì nhiều với bà. Song tôi cảm nhận nơi bà một tâm hồn dồi dào tình cảm và nhiều lý tưởng, bà đã đào tạo rất nhiều tài năng, tận tụy với nghề nghiệp, đông đảo người qui mến từ quê nhà cho đến nước Mỹ khi bà qua định cư ở đó. Tôi được nghe CD‘‘ Tiếng Quê Hương ’’ của bà, và đọc bài bà viết về sự ích lợi cho các con em học đàn để nhận thấy một tâm hồn thật phong phú, tình cảm lại vừa có những nhận định rất chính xác, thực tế và khoa học. Bà không còn nữa cũng là một mất mát lớn cho giới yêu nhạc nói chung và thích piano nói riêng.
Một người bạn học cùng thời tại viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế vào khoảng 1960 trở đi cho đến những năm trước Mậu Thân, chuyên về nhạc cổ truyền, đàn tranh, đàn tỳ bà..Là một trong những học trò ruột của ông ngoại tôi, nhạc sĩ Võ Truy. Tôi nhớ anh thường ngồi gần tôi trong các lớp nhạc lý. Gần bốn mươi năm sau tôi mới bắt liên lạc với anh và biết anh là giáo sư dạy đàn, cùng là một nghệ nhân từng sinh sống với nghề làm đàn và các con cái anh cùng người bạn đời là chị Thanh Thúy đều là những nhạc sĩ, cả gia đình đã thành lập một ban nhạc lấy tên là Tứ Tuyệt ( Xin xem các hình ảnh sau đây ) Có một kỷ niệm đáng ghi nhớ về anh mà tôi không rõ trong trường hợp nào, một hôm, anh tặng tôi một cuốn chú Lăng Nghiêm rất nhỏ, loại bỏ túi mà tôi rất quí, luôn luôn đem theo trong người mỗi lúc đi đâu, hiện nay vẫn còn cất giữ, gần bốn chục năm, cuốn kinh cũng khá cũ kỹ. Trước Mậu Thân, tôi còn ở nội trú mấy bà xơ, thành phố Huế bị pháo kích liên miên, nửa đêm thường phải chạy xuống hầm gạo để núp, trong lúc các xơ và các bạn theo Thiên Chúa giáo lâm râm đọc kinh cầu đức Mẹ thì tôi kín đáo rút cuốn kinh nho nhỏ ấy và rù rì trì chú ! Có thể cũng nhờ đó mà tôi thoát được nhiều trận pháo kích ? Cám ơn anh bạn nhé !
Xin giới thiệu cùng các bạn một ban nhạc thật dễ thương mà báo chí đều nhắc đến tại quê nhà. Thật là một sự việc ít có, cả một gia đình nhạc sĩ như thế và lại tiếp tục lưu truyền loại nhạc cổ truyền Huế mà ngày nay rất ít người thông thạo và có thể trong tương lai sẽ biến mất dần dần nếu không ai còn tha thiết bảo tồn loại nhạc quí báu, hiếm hoi này. Tần Tranh ( đàn tranh ) Bảo Thạnh ( đàn nhị ) Thanh Thúy ( đàn nguyệt ) Bảo Long ( đàn tỳ bà ) Có thể liên lạc với gia đình nhạc sĩ này qua địa chỉ E. Mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Một người bạn học cùng thời mà không cùng lớp nhưng lại cùng thầy là ông Otto Soellner, tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế, cũng vào khoảng thập niên 60. Nhà của Vĩnh Hùng ở kế cạnh nhà nghĩ hè của gia đình tôi tức là căn nhà mà cha tôi khi ông giữ chức Giám Đốc Bệnh Viện Huế, có quyền xử dụng. Nên tôi hay qua lại và chơi với cô em gái là Diệu Hương cùng học một lớp tại trường nhạc. Vĩnh Hùng lớn hơn và luôn ra vẻ đàn anh, chững chạc lắm, lại đàn giỏi hơn tụi tôi nhiều. Tôi còn nhớ ở trường nhạc, ông thầy đặt cho Hùng biễt hiệu là ‘‘ le petit Mozart ’’. Nhờ tài năng đó mà Hùng đã trở thành Giáo Sư của Nhạc Viện Huế, qua bao biển dâu, thăng trầm của cuộc đời và của xứ Huế mà Hùng vẫn còn đó, trung thành với Huế và trường nhạc. Thật là cảm động vô cùng.
Tôi nhớ đến người bạn này dù là chẳng học cùng lớp, chẳng cùng bộ môn, chẳng cùng thầy vì Thao học violon, nhưng cùng trường và cũng vào thập niên 60. Lạ nhỉ, không cùng lớp nhưng không hiểu sao Thao lại như luôn có mặt bên cạnh tôi suốt những tháng năm tôi học ở trường nhạc?! Muốn hiểu điều đó thì... xin cứ hỏi thẳng Thao vậy. Như Thao nói, thuờng hay đi ‘‘hộ tống cô bé’’ những lúc không có xe đưa rước, dưới những cơn mưa dai dẳng của xứ Huế ướt át tình cảm. Những kỷ niệm ấy chắc chắn là rất khó quên. Bao năm qua tôi không có liên lạc với Thao, chỉ biết và nghe qua những người quen thì Thao là một tay kéo vĩ cầm tại vùng Cali mà ai cũng biết đến. Điều đó tự nhiên thôi, bởi vì từng được báo chí nhắc đến như một Thần đồng Vĩ cầm lúc 7, 8 tuổi, Hoàng Thi Thao, cháu nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, tiếp tục con đường âm nhạc từ mấy chục năm qua, từ quê nhà cho đến khi bước chân qua đất Mỹ năm 80 và từ hai năm nay thì Thao quyết định ngừng hoạt động văn nghệ, rút về hưu trí. Điều đó cũng đáng tiếc cho giới hâm mộ Thao nhưng tôi hi vọng Thao sẽ tiếp tục kéo violon cho bạn bè thuởng thức, nhất là nhóm thân hửu Cựu Nhạc Sinh QGAN Huế săp thành hình, các bạn chắc sẽ có dịp nghe lại tiếng vĩ cầm réo rắc của Thao để đưa hồn các bạn về hồi tưởng những kỷ niệm xa vời nơi cố đô Huế thân yêu.
Bảo Chấn là một cựu nhạc sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế đồng thời với tôi, Vĩnh Hùng, Hoàng Thi Thao, Vĩnh Tuấn ( là những người tôi biết mà hiện nay sinh sống bằng con đường nghệ thuật, chắc chắn là còn những vị mà tôi không biết ) Bảo Chấn là con trai của Giáo sư nhạc sĩ Vĩnh Phan, nên anh vừa học về nhạc cổ truyền ( cũng là học trò của ông ngoại tôi, nhạc sĩ Võ Truy ) vừa học thêm nhạc tây phương mà sau này anh trở thành một nhạc sĩ chuyên về hoà âm. Tôi được biết thêm về anh qua những CD thu ở bên nhà. Nay anh vẫn sinh sống bằng việc làm hòa âm cho các hảng thu dĩa hát ở Sàigòn. ( nhân dịp này, tôi xin đính chánh một điều mà tôi đã nhầm lẫn trong bài văn viết về ông ngoại tôi : Bảo Lư không phải là em của Bảo Chấn mà Bảo Phúc, một nhạc sĩ có tiếng tại quê nhà hiện nay mới chính là em ruột của Bảo Chấn )
Chị ruột của tôi, là chị cả của một bầy em mười đứa. Chị cũng bắt đầu học piano với các xơ ở Jeanne D’arc sau đó theo học với bà Phạm Thị Lạc Nhân ờ Nhạc viện Sàigòn, chị cũng là học trò ruột của bà, tiếng đàn của chị rất hay, tôi nhớ bà thường khen chị. Song tính tình chị hiền lành, rụt rè, học đàn rồi để đó. Lập gia đình chỉ biết lo chồng lo con. Cách đây ba năm, chị đã phổ nhạc một số bài thơ của Lê Thị Hàn và đã thu cd ‘‘ Huế thương’’. Nhạc của chị dễ thương, rụt rè và hiền lành như chị. Xin ghé vào trang nhà của chị : http://www.members.cox.net/ledinh/lekhac
Tôi gặp anh chắc cũng hơn hai chục năm nay tại Paris, anh thường góp mặt trong các buổi văn nghệ giúp vui của các hội đoàn người Việt tại Pháp, cũng như tôi thuở đó. Anh là một nghệ sĩ đa tài, hát với một giọng rất trầm, rất ấm, ngâm thơ rất mùi với giọng Huế, sáng tác các bài hát, lại còn viết thư pháp rất đẹp, trong những lúc nhàn rỗi anh còn chịu khó phiên dịch từ tiếng Pháp những tác giả mà anh ưa thích . Gia đình gồm năm anh em trai mà người nào cũng tài hoa, rất có khiếu về âm nhạc, chơi đàn, hát... Hai người em, nhạc sĩ Văn Tấn Phát và Văn Tấn Sỹ, là hai tên tuổi quen thuộc trong làng nhạc, thường biểu diển tại các phòng trà ở Lào, Thái Lan và Paris. Xin xem trang nhà của anh : http://perso.orange.fr/van-studio Từ mấy năm nay, anh cộng tác với tôi và lo mục thư pháp cho tờ báo Trí Tuệ.
Nghề nghiệp của anh là kỷ sư nhưng tôi nghĩ anh là một nghệ sĩ chân chính. Tôi được làm quen với anh cũng từ nhiều năm qua các bạn bè thường góp mặt đóng góp văn nghệ cho các hội đoàn ở Paris. Anh rất yêu thích âm nhạc và nghệ thuật nhất là nghệ thuật chụp hình chân dung. Mà hình anh chụp đều rất đẹp, rất nghệ thuật, anh tìm thấy được những góc cạnh làm nổi bật khuôn mặt, người không đẹp cũng biến thành ăn ảnh trước ống kính của anh ! Anh say sưa, thú vị khi mình tự chụp, tự tay sang lấy những tấm hình của bạn bè bà con. Cũng nhờ anh tôi mới có được những tấm hình với Lê Dung. Tấm lòng của anh bao la rộng rãi, giúp bạn bè không bao giờ đắn đo tính toán. Đúng là một tâm hồn nghệ sĩ mà tôi rất trân trọng giới thiệu hôm nay.
Một người bạn mà tôi quen biết cũng đã lâu năm trong giới nghệ sĩ tại Paris. Người ta thường biết nhiều về anh qua những chiếc áo dài kiểu mới với nhũng nét vẽ, những màu sắc rất đẹp, rất nghệ thuật, rất lạ. Tuy xuất thân là một kiến trúc sư nhưng lại thành công trong ngành hội họa và thời trang. Suốt bốn mươi năm qua anh đã tiếp tục sự nghiệp của nhà sơn mài Thành Lễ và còn làm thêm vẻ vang tiếng tăm tại hải ngoại. Mỗi năm đều tham dự triển lãm tại hội chợ Foires de Paris và đoạt nhiều Huy Chương Vàng. Anh lại còn rất yêu thích âm nhạc, do đó mà tình bạn giữa chúng tôi còn có nhiều điểm chung để cùng hàn huyên trong những lúc rảnh rỗi. Rất vui mừng giới thiệu cùng các bạn một nghệ sĩ tài hoa cũng đến từ xứ Huế. Xin ghé vào trang nhà của anh : http://www.thanhleparis.com
Họa sĩ này là một người cậu họ của tôi, mẹ cậu là anh em chú bác ruột với ông ngoại tôi. Tôi có rất nhiều kỷ niệm với người cậu này vì nhờ cậu tôi mới có cơ hội biết đến hương vị của những ly chè đậu xanh đánh, nước ô mai...ở những quán nhỏ nơi thành phố Huế dễ thương, thơ mộng đó và những mùi vị của tây phương như kẹo chewing gum, kẹo trái cây ( thứ gọi là bonbons aux fruits của Pháp, rất thơm, ngon ) mà lúc nào trong túi cậu cũng có. Cậu hay đèo tôi trên xe gắn máy của cậu mà tôi nhớ, tùy theo thời đại và đà phát triển văn minh, có thời thì được đèo lên velo solex, rồi có thời là vespa và sau đó là Honda...Những tấm hình thuở mười lăm mười sáu của tôi là nhờ cậu trổ tài nhiếp ảnh nên bây giờ mới còn lại. Tôi còn nhớ khi ghé nhà cậu thì mùi thơm của bánh nướng từ trong lò bốc lên, vì gia đình Mẹ cậu, mà tôi gọi là bà, chuyên làm những chiếc bánh thuẫn, chiếc bánh hình cái mũ, và những chiếc bánh hột sen viên tròn, gói trong giấy đủ màu rất đẹp. Khi kỵ giỗ không thể nào không có những thứ bánh này. Bây giờ làm sao mà có thể tìm thấy lại những mùi hương đó ?! Cũng mấy chục năm qua rồi tôi mới bắt liên lạc lại với cậu. Tôi mong rằng những bức tranh của cậu mãi là những tác phẩm dể đời và để lại trong lòng người yêu nghệ thuật những tình cảm sâu đậm về một họa sĩ rất hiền lành, rất khiêm tốn. Những đức tính rất ít có trong thời đại này. Một thời đại mà cái ngã cần được phô trương tối đa làm cho con người phải chà đạp lên kẻ khác và đánh mất hết mọi khiêm cung.
Một người em bà con với tôi, dù rất ít gặp nhau, chỉ gặp trong các buổi như đám cưới, đám ma, kỵ giỗ...Tôi biết Lan là họa sĩ ( aquarelliste ) nên cũng có một tâm hồn đồng tình đồng điệu với tôi, cùng sống với nghệ thuật. Lan còn rụt rè sống trong bóng tối, hi vọng rằng tài năng của Lan sẽ còn tiến xa nữa và sẽ được nhiều người biết đến. Nếu cần những bức tranh đẹp, trang nhã để trang trí hay cần đóng khung những bức họa, chân dung...quí vị đều có thể nhờ đến bàn tay thiện nghệ của Lan.
Trong đạo Phật thường hay nói đến hai chữ Nhân Duyên, quả như vậy, nếu không có Nhân Duyên gì thì làm sao mà Ni Sư và tôi đã gặp nhau tại đại học Vạn Hanh niên khóa 68 để rồi mấy chục năm qua tình bạn vẫn còn mãi mãi giũa hai chúng tôi, mặc dù mỗi người đã đi theo hai con đường đời thật là khác biệt. Ni Sư khoác chiếc áo đạo hạnh, hiền từ, mang trái tim Bồ Tát, không hề mệt mỏi, ngày đêm làm lợi ích cho chúng sinh. Phần tôi thì hụp lặn trong cõi Ta Bà, nghiệp chướng nặng nề ! Tôi vẫn nhớ mãi giảng đường Vạn Hạnh năm nào, lúc ấy Ni Sư còn là một nữ sinh viên hiền lành với chiếc áo dài, chiếc nón đơn sơ và chiếc Mobylette. Giữa đám đông sinh viên cùng lớp mà không hiểu sao, Ni Sư lại tìm đến và thân thiện với tôi, thường đèo tôi sau xe, chở tôi về tận nhà vì biết tôi hay đi xe lam, hoặc khi rảnh rỗi thì dẫn tôi đi viếng chùa chiền, thăm hỏi các bậc Tăng Ni. Tuy là theo học về Triết nhưng lúc nào tôi cũng theo Ni Sư, không có khóa học nào của ban Phật Học mà không có mặt hai chúng tôi, các bậc Thầy xuất sắc hồi đó thì có thầy Minh Châu, thầy Mãn Giác, thầy Nguyên Tánh ( Phạm Công Thiện ), thầy Mạnh Thát, Ngô Trọng Anh...Trong tất cả các người bạn cùng học Vạn Hạnh thời đó, chỉ còn sót lại Ni Sư mà hiện nay tôi vẫn thường liên lạc. Ni Sư trụ trì chùa A Di Đà ở Mỹ. Tôi thường suy nghĩ mãi về hình ảnh hai người bạn, hai cuộc đời thật khác biệt nhưng không cách biệt vì sứ mệnh của Bồ Tát là hòa mình với chúng sinh, nơi nào có chúng sinh là có Bồ Tát. Ni Sư là Bồ Tát đã từng đèo tôi lên xe gắn máy, mong rằng Ni Sư sẽ còn ...đèo tôi xa, xa hơn nữa để cùng tiếp tục đi thăm viếng, cúng dường chư Phật mười phương... !
Nhắc đến Vạn Hạnh thì phải nhắc đến cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải. Lúc tôi theo học tại Vạn Hạnh thì Ni Sư giữ chức Quản thủ Thư Viện. Tôi ít có dịp gặp riêng, chuyện trò, thường gặp nhau trên mấy chuyến xe lam và nhớ mãi khuôn mặt thật xinh xắn, thùy mị của Ni Sư. Mấy chục năm sau khi tôi có dịp trở về VN mới gặp lại và cùng cô tham dự những buổi phóng sanh cá trên sông hay đi thăm các cô nhi viện mà cô có chức vụ trong đó. Tôi biết lòng từ bi của cô vô giới hạn, vô cùng sốt sắng, tận tụy với người nghèo đói, khổ đau. Song song vào đó cô còn là một vị học giả, dịch thuật xuất sắc các tác phẩm Phật Giáo từ Anh ngữ làm vô lượng lợi ích cho chúng sinh. Nhắc đến tiếng tăm và tài năng của Ni Sư chỉ là một việc thừa. Một khuôn mặt, một tấm gương Bồ Tát phụ nữ đã chiếu sáng đời tôi và tiếp tục dẫn dắt tôi xuyên qua những công trình sáng tác hay dịch thuật để lại đời. Công đức của Ni Sư thật là vô lượng, không thể nào kể xiết. Tôi chắc chắn ở một phương trời nào đó Ni Sư cũng đang tiếp tục công trình hoằng Pháp không hề ngưng nghỉ, không hề có sự chấm dứt.
Ông là cháu gọi ông ngoại tôi bằng chú ruột, tức là cậu bà con với tôi. Tôi nhớ đến cậu vì tôi không bao giờ quên một trong những cuốn sách về Phật Giáo đầu tiên mà tôi được đọc là cuốn ‘‘ Ánh Đạo Vàng’’ của cậu, lúc đó tôi khoảng 11, 12 tuổi gì đó...Nhờ đó tôi được biết thêm về cuộc đời đức Phật Thích Ca, viết với một thể văn dễ đọc, dễ hiểu, không khô khan, cho người mới tìm hiểu đạo Phật, nhất là đứa con nít như tôi hồi đó. Là một nhà văn Phật Giáo, các tác phẩm của cậu còn nhiều nữa, không phải chỉ có cuốn Ánh Đạo Vàng, nhưng ở đây tôi chỉ nói lên cái kỷ niệm đã in sâu trong ký ức tôi và những gì tôi biết về cậu, ngoài sách vỡ, báo chí...Biết về cậu thì cũng rất ít ỏi, bởi vì lúc tên tuổi cậu sáng chói với phong trào tranh đấu PG năm 63 thì tôi mới 13 tuổi, chỉ cảm nhận được trong gia đình, chung quanh mọi người đều nhắc nhở đến cậu với một niềm mến phục. Nếu chỉ viết theo những gì mình đọc được thì chỉ là lập lại lời người khác, không phải là những gì chân thật tự đáy lòng mình. Nếu các bạn muốn biết nhiều về nhà văn này thì xin tìm đọc tất cả các tác phẩm của ông và tôi xin giới thiệu thêm cuốn ‘‘ Gia Đình Phật Tử Việt Nam, 50 năm xây dựng’’ do ban Điều Hợp Trung Ương GĐPTVN Hải Ngoại xuất bản để còn biết thêm về ông, ngoài là nhà văn còn là một trong những vị Huynh Trưởng đầu tiên đã tận tụy, dày công đóng góp và không ngừng đóng góp cho GĐPTVN. Mấy chục năm sau tôi mới có dịp gặp lại cậu ở chùa, khi cậu có dịp sang Pháp và một lần khi tôi về VN lo đám cưới cho một thằng con trai, cậu và mợ tôi là một trong những người bà con ít ỏi còn sót lại trong gia đình và đã ‘‘ ngồi họ’’ cho đám cưới con tôi, thật xúc động trong các buổi lễ ở nhà thờ ( vì phía nhà gái là Công Giáo ) mà cậu tôi, một Phật tử thuần thành, đã tham dự sốt sắng, yên lặng, đầy kiên nhẫn, lúc nào cũng hài hòa với mọi người, đây là một hình ảnh về cậu mà không lúc nào phai mờ trong trí nhớ tôi.
Nhân tìm lại một số bạn học Quốc Gia Âm Nhạc Huế vào thập niên 60 mà tôi có dịp làm quen với nhóm nghệ sĩ Chân Trần và đã được các bạn niềm nỡ tiếp đón. Điều này đã gây cho tôi nhiều xúc động bởi vì xa Huế lúc mười sáu, bốn mươi năm trời đã trôi qua, bỗng dưng được đọc, được xem những giòng chữ, những vần thơ, được nghe những âm thanh, những tiếng nói, những tiếng nhạc, được thấy những màu sắc, những hình ảnh đã làm sống lại trong tôi một khoảng niên thiếu êm đềm, thơ mộng. Cũng như các bạn trong nhóm Chân Trần, bởi cùng thế hệ, nên chúng tôi đều lớn lên với phong trào Hippies, giòng nhạc phản chiến Bob Dylan, Joan Baez và Trịnh Công Sơn...Nhưng cuộc đời đã biến chuyển theo lẽ vô thường, mỗi người mỗi cuộc đời, không ai giống ai, tôi không có những kinh nghiệm về gian khổ như các bạn trong nhóm Chân Trần đã từng nếm trải và đã vươn lên với hai bàn chân không mang dép, đã đạp và còng lưng trên những chiếc xích lô xuyên qua các con đường của thành phố Huế hay đã đạp trên sỏi đá, gai, đinh, bùn lầy và đã trở thành chai lì với nắng gay gắt, với mưa dai dẳng của Huế...Nhưng tâm hồn các bạn thì không hề chai lì trước tình bạn, tình quê hương, tình non nước và tánh nghệ sĩ cùng tài năng của các bạn chẳng bao giờ tàn phai...Hân hoan cùng các bạn bởi cái giai đoạn khó khăn đã lùi xa đằng sau lưng, ngày nay các bạn trở lại nắn nót những vần thơ, nốt nhạc, nâng niu cây cọ để tô điểm cho cuộc đời thêm màu sắc, tạo thêm niềm phấn khởi cho mọi người, trở nên yêu đời, yêu người và yêu...Huế hơn nữa. Chân thành giới thiệu cùng các bạn gần xa nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần. Không gì hơn là ghé vào trang nhà www.chântrân.art2all.net để thưởng thức tài nghệ của nhóm nghệ sĩ đa tài đa dạng này.
Cũng từ nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần mà tôi làm quen với Thi sĩ Lệ Khánh, một người đẹp của Đồng Khánh. Thơ Văn chị nhẹ nhàng, hiền lành, gợi lẽn cái phong cách thục nữ yểu điệu, một làm hồn tế nhị giàu cảm xúc, một dáng dấp hiền hòa với chiếc áo dài trắng, chiếc nón bài thơ thuở nào... Đẵy chỉ là một ấn tượng vội vàng cảm nhận, ghi lại, khi được đọc một it thơ văn của chị, chưa kịp đọc hết tẩt cả những sáng tác của chị nên lời bình có thể còn chưa chính xác, rất chủ quan, song không vì thế mà không giới thiệu cùng các bạn một phụ nừ yêu chuộng nghệ thuật đã mở rộng vòng tay tiếp đón nghệ sĩ của bổn phuơng trời trong trang nhà vừa đẹp, vừa trang nhà của chị (http://wvvw.art2all.net).
Một người cô bà con với tôi nhưng tôi chưa hề gặp mật, chỉ biết tên tuổi nhờ đọc qua các tập san báo chỉ ở Hài ngoại, xin viết vài giòng it òi để giới thiệu một nhà văn nừ của sông Hương núi Ngự, tùng là giáo sư ở Trưng Vương, Sàigòn, mà nay định cư tại Canada. Mời các bạn ghé vào trang nhà motthoidongkhanh.net, nhohue.org hay tìm đọc các báo như Thời Mỏi, Sàigòn Canada, Hương Vàn...để nhở lại Huế, nhớ quê hương xú sở với những tình cãm chân thật và sâu đậm được diễn tả qua ngòi bút của cô.
Một người phụ nữ đầy tài năng của xứ Huế mà tôi chỉ mới làm quen gần đầy và hân hạnh giới thiệu cùng các bạn. Chị vừa là văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ. Thơ, nhạc của chị nói lên một tâm hồn đa cảm đa tình. Tranh của chị tươi sáng, mầu sắc rực sỡ, gây một ấn tượng lạc quan, cởi mở...Văn của chị tự nhiên, giản dị không cầu kỳ, dễ đọc, dễ cảm. Đó chỉ là một vài nhận xét chủ quan của tôi khi đuợc xem một số tranh, đọc qua một ít thơ, văn và nghe các ca khúc của chị. Các bạn có thể tìm đọc thơ văn của chị qua dactrung.net hoặc tìm mua cd ‘‘ Mắt mầu nâu’’ vừa được phát hành năm ngoái. Hiện nay chị sinh sống ở Mỹ và vẫn thường xuyên sáng tác.
Một trong những người bạn hiếm hoi còn sót lại của những năm học tại Jeanne D’ Arc. Hiện nay cư ngụ tại Mỹ, sau một thời gian long đong tại quê nhà. Hương hay nhắc đến một kỷ niệm khó quên, lúc bấy giờ trong lớp chúng tôi được học về vỡ kịch Le Cid của văn hào Corneille, Hương đóng vai chàng Rodrigue và tôi là Chimène, người yêu của anh chàng. Từ đó chúng tôi thường viết thơ cho nhau mỗi ngày kể cho nhau những mẫu chuyện lặt vặt, những cuốn sách được đọc, những phim ảnh được xem, những tư tưởng đáng ghi nhớ...Dù gặp nhau ở lớp học mà vẫn kín đáo trao nhau những bức thơ mà Hương ký tên là Rodrigue và tôi là Chimène. Chắc chắn ở đây chẳng có một chút tình ý nào mà chỉ thuần là tình bạn rất đẹp, rất trong sáng! Có lần tôi nói với Hương : ‘‘ Phải cất giữ mấy bức thơ này cho kỹ, nếu mai mốt tau... làm lớn mà mi có cần đến tau giúp thì cứ việc đưa mấy bức thơ này ra !’’ Tôi chẳng biết Hương còn cất giữ gì không, riêng tôi thì chẳng còn bức nào và tôi chẳng hề...làm lớn, tuy nhiên chúng tôi đã gặp lại nhau và cũng chẳng cần những bức thơ kia để nối lại một tình bạn không hề phai. Hình trên đây chụp lúc tôi sang Mỹ gặp lại Hương cùng với Nhơn, một người bạn thuở nội trú bà xơ.
Trong một mẫu chuyện ngắn mà tôi có nhắc đến, Hoa chính là nhân vật đã vặn cổ con vịt chết tươi dưới bàn tay tàn bạo của cô nữ sinh trường bà xơ ! Hoa và gia đình đã trải qua nhiều khó khăn vất vả, nhờ tính can cường ( nên mới vặn cổ được con vịt ) và kiên nhẫn, chịu đựng nên đã vượt qua những chông gai trên đường đời, đến nay thì hai vợ chồng Hoa đã thở phào nhẹ nhỏm vì các con cái đã thành tài, trở lại giúp cha mẹ để đền công lao nuôi nấng. Hai tấm hình dưới đây đã nói lên sự thành công của Hoa. Hai cô con gái xinh như hai nàng tiên trong các câu chuyện thần thoại Tây Phương. Là một người bạn thật trung thành, mỗi năm đúng ngày sinh nhật tôi là nhận được một thiệp chúc mừng của Hoa dù nhiều lần tôi đã căn dặn đừng có gởi gì cho tôi, tốn tiền mua thiệp, mua tem cò ! Vả lại, tôi rất tệ, chẳng bao giờ nhớ đến sinh nhật ai ! Mãi mãi nhớ đến người bạn này vì hai đứa tôi cùng nộp đơn một lần để xuất ngoại mà chẳng hiểu vì lý do gì Hoa đã không đi được, nhớ những ngày cùng nhau đi sắm áo lạnh trước khi lên đường du học, trong lòng hai đứa thật hồi hộp, rộn ràng, thế rồi hai con đường bỗng rẽ hai, hai đoạn đường đời hoàn toàn khác biệt từ ngày đó.
Tôi muốn nhắc đến một người bạn học cùng lớp mà tôi...không hề nhớ đến ! Tôi quả là vô tình. Thật thế, người bạn này cùng học với tôi ở lớp Đệ Nhất tại Trưng Vương, Sàigòn. Một năm học mà tôi chẳng bao giờ nhắc đến, tôi chỉ nhớ đến quãng thời gian dài học tại bà xơ ! Thực ra, năm cuối của bậc trung học tôi đã vào Trưng Vương, một năm trôi đi nhanh, không có những kỷ niệm gì đặc biệt với ngôi trường nổi tiếng này, tôi không có bạn từng học lâu năm một trường, luôn ngồi ở cuối lớp, ít chuyện trò với ai, sau buổi học là vội vàng cắp sách ra cổng vì có ‘‘người yêu’’ chờ để đèo lên xe Honda chở về tận nhà ! Đầu óc của tôi suốt năm học ‘‘bận rộn’’ vì anh chàng này, tôi đâu có thì giờ lăng xăng với bạn gái ! Tôi chỉ còn nhớ một bạn học khác có tên là Bạch Tuyết nhà bán gạo lức mà gia đình tôi thường mua và Bạch Tuyết hay nấu chè, rất ngon, cho tôi ăn ! Thế, nhưng sau một năm học thì chẳng có liên lạc với ai. Đủ biết, khi tâm tư bạn đang ‘‘vương vấn vì ai’’ thì bạn chẳng còn màng đến ‘‘thế sự ’’ bên ngoài thậm chí đến cả bạn bè ! Cho đến ngày nhận được mail của Hương nhắc đến tôi mới...ừ nhỉ ! Cử chỉ này thật làm tôi cảm động, một người bạn đã không quên mình dù mình đã quên bạn với giòng thời gian lướt trôi như gió, với bao dâu biển thăng trầm của cuộc đời, có một người còn nhớ mình và còn thăm hỏi...Sau bao nhiêu năm, chúng tôi có dịp gặp nhau tại Paris, hàn huyên tâm sự thật nhiều. Hương hết lòng ủng hộ các hoạt động văn nghệ của tôi. Một tình bạn đến muộn nhưng chắc chắn là sẽ bền bỉ lâu dài.
Một nhân vật khác cùng có mặt với Nguyễn Thị Hoa lúc cô nàng ra tay sát nhân giết vịt ! Người bạn thuở bà xơ này ở cách tôi chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ đi xe hơi nên chúng tôi cũng thường gặp nhau hay nói chuyện qua điện thoại. Cuộc đời Mỹ An có một chi tiết đáng kể vì người bạn này, lúc mới đi du học khoảng vài ba năm bỗng gặp một tai nạn xe hơi, hai xe tông nhau trên xa lộ, những người cùng đi trên hai xe đều tử nạn, chỉ có Mỹ An thoát khỏi mà thương tích cũng nhẹ, gương mặt xinh đẹp không hề hấn gì, thật là như có phép lạ che chở ! Theo như lời đồn vội vàng, không chính xác, ai cũng nghĩ là Mỹ An đã tử nạn xe hơi rồi bởi vì lúc ấy Mỹ An bất tỉnh nhân sự, vào nằm nhà xác mấy ngày ! Chính cả tôi, cho tới ngày nhận một cú điện thoại bất ngờ của Mỹ An mới giật mình, tôi cứ hỏi đi hỏi lại, tưởng...oan hồn nào hiện về ! Cô bạn này gặp nhiều may mắn về tài chính nên tận tình lo lắng cho bà con xóm làng rất nhiều ở quê nhà. Đây cũng là một nguồn hạnh phúc lớn của Mỹ An. Vui mừng cùng bạn đã có phương tiện giúp đỡ cho chung quanh mình.
Tôi nhớ hình ảnh người nhạc sĩ này vì ông từng là giáo sư dạy piano cho Mẹ tôi và ông cũng là người thường xuyên đảm trách việc lên dây đàn tại nhà tôi, do đó tôi vẫn thường gặp ông và hay đứng tò mò quan sát ông. Ông không thưc sự là giáo sư của tôi vì hồi nhỏ tôi học với các ‘‘ ma soeur ’’ nhưng có lần ông đã dạy cho tôi một bài chơi 4 tay để trình diển trong một buổi nhạc thính phòng ở Huế, lúc đó tôi khoảng tám tuổi. Quỳnh Ba, con gái ông, học cùng lớp với tôi ở trường bà xơ. Sau này tôi mới biết ông là anh em họ với xơ Gisèle dạy đàn ở trường và là thầy của mấy bà chị tôi. Tấm hình trên đây gây cho tôi nhiều xúc động vì nó gợi cho tôi nhớ cái bóng dáng rất nghệ sĩ và ‘‘élégant ’’ của ông, lúc nào cũng ăn mặt bảnh bao, chải chuốt, mang nét hào hoa, dáng dấp như tài tử điện ảnh với bộ complet trắng tinh, thẳng nếp. Tôi vẫn nhớ tiếng đàn của ông dạo mỗi khi lên xong dây đàn và những bài mà ông dạy cho Mẹ tôi không thuộc loại cổ điển nên tôi thường hay lắng nghe vì ở trường các xơ không dạy cho chúng tôi loại nhạc này. Nhớ đến ông là nhớ đến một cuộc đời nhạc sĩ tài hoa mà dường như định mệnh cũng khắc khe? Ông tị nạn sinh sống tại Mỹ và đã qua đời. Mấy chục năm sau, khi cũng trở thành một thầy dạy đàn như ông tôi mới thấy...thấm thía cuộc đời nghệ sĩ !
Tôi quen nhạc sĩ này nhưng chưa hề gặp mặt. Tuy là một Bác sĩ mà anh rất đam mê âm nhạc và sáng tác rất nhiều. Tôi cảm động trước tấm lòng say sưa với âm nhạc của anh. Nhờ anh tôi mới biết được sinh hoạt của giới nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ ở Mỹ và Hải ngoại nói chung mà mỗi tuần anh đều đặn chuyển đến tôi tin tức. Anh phổ nhạc rất nhiều thơ của các thi sĩ và giòng nhạc của anh thì dào dạt tình cảm, loại nhạc trữ tình, lãng mạng. Muốn biết thêm về anh và thưởng thức các sáng tác của anh, xin mời quý vị hãy ghé trang nhà của anh www.saigonline.com/phamanhdung/
Người nữ nhạc sĩ này tôi cũng chỉ quen mà chưa hề gặp mặt. Dường như Linh Chi xuất hiện thật hiếm hoi, các sáng tác chưa được nhiều, song tôi được nghe qua vài bài hát của Linh Chi mang ảnh hưởng cổ điển có cá tính riêng biệt, đặc sắc. Tôi nghĩ rằng Linh Chi sẽ còn tiến xa bởi đã từng theo học violon tại Nhạc Viện Sàigòn, lại còn chịu khó học hỏi thêm piano, flủte và guitare, lại được đào tạo về hòa âm, phối khí tại Đại Học Âm Nhạc. Mong rằng người nữ nhạc sĩ này sẽ cống hiến cho giới yêu nhạc nhiều sáng tác hơn nữa. Xin hân hạnh giới thiệu Linh Chi cùng các bạn qua trang nhà www.honque.com/linhchi/
LÊ THỊ HÀN (thi sĩ ) Tôi chỉ biết tiếng chị qua các bài thơ về Huế mà chị lôi là Lẽ Khác Thanh Túy đã phổ nhạc và đã thu trong CD Huế Thương, tuy thể, tỏi đã nhân thẩy thì tài cũng tâm hồn nhậy cám sảu sắc của chị. Xin hản hạnh giới thiệu chị cùng các bạn yêu thích thơ văn, nếu muốn biết thêm về chị cũng đọc những vần thơ thật hay của chị có thể ghé vào trang nhà erct.com
Vài hình ảnh của buổi nói chuyện trên đài TV, chương trình Khai Tâm. Từ trái sang phải :Bác sĩ Duy Hiển, Thầy Hằng Trường, MC Tracy Phạm Anh Trâm, Lê khắc Thanh Hoài.
Vài hình ảnh của buổi nói chuyện trên đài TV, chương trình Khai Tâm. Từ trái sang phải :Bác sĩ Duy Hiển, Thầy Hằng Trường, MC Tracy Phạm Anh Trâm, Lê khắc Thanh Hoài.
Kỷ giả Linh Giang phát biểu và phỏng vấn Lê Khắc Thanh Hoài. ( xin đọc trong cột “thơ văn” hai bài viết của kỷ giả).
Buổi giới thiệu CD Vui Sống Đạo do các Phật tử trong NHỐM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỘI TỪ BI PHỤNG SỰ tổ chức ngày 12 tháng 8 năm 07.
Buổi giới thiệu CD Vui Sống Đạo do các Phật tử trong NHỐM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỘI TỪ BI PHỤNG SỰ tổ chức ngày 12 tháng 8 năm 07.
Quang cảnh buổi ra mắt, Thầy Hằng Trường chủ tọa, phát biểu cảm tuởng.
Ca sĩ LÊ HỒNG QUANG với bài Trở Về. Một giọng tenor rất đẹp vừa hùng hồn vừa truyền cảm, diển tả đuợc phong cách thâm trầm, sâu sắc của bài hát.
Chị BẢO NAM với ca khúc Nhớ Ngày Xưa, một giọng hát rất đặc biệt, trầm ấm, mạnh và truyền cảm, làm chúng ta liên tưởng đến Lệ Thu, đã diển tả rất có hồn, làm nhiều thính giả xúc động Ề sụt sùi Ể nhớ đến những kỷ niệm xưa.
Chị BẢO NAM với ca khúc Nhớ Ngày Xưa, một giọng hát rất đặc biệt, trầm ấm, mạnh và truyền cảm, làm chúng ta liên tưởng đến Lệ Thu, đã diển tả rất có hồn, làm nhiều thính giả xúc động Ề sụt sùi Ể nhớ đến những kỷ niệm xưa.
Chị Như An với bài Tỉnh Mộng đã thức tỉnh khán thính giả với cách diển tả rất sống động qua một giọng hát mạnh, thênh thang như mở rộng một chân trời mới. ( xin nói nhỏ : Như An cũng là kỶ giả Linh Giang, một tay bút kỳ cựu của nhật báo Viễn Đông, một phụ nữ đa tài đa dạng ! )
Anh chị DUY HIỂN, NGỌC SƯƠNG với ca khúc Vô Thường, một giọng bass quyện theo tiếng soprano thánh thót
MC TẠ TƯỜNG MAI KHANH tươi trẻ và lưu loát. Vừa nói hay lại hát hay. Cùng với nhóm ca ITC trình bày bài Vui Sống Đạo, người nghe cảm thấy...phải vui và thực hành sống đạo vậy !
Hai chị ÁI LOAN và MỸ HồA với bài Một Đời An Vui, đã rất tài tình song ca hai bè với những hợp âm mới mẻ, trong sáng, hát kiểu này không phải dễ. Xin hoan hô một lần nữa !
TÂM THƯỜNG với bài Thản Nhiên đã đạt đuợc … thản nhiên mặc dù lúc đó bị ... khô cổ, nhưng cũng rán hết mình và kết quả là mọi người đều thích bài này vì tính cách “giản dị mà Ỷ nghĩa” và người hát cũng đạt được cách diển tả “ giản dị và tư nhiên, không kiểu cách, điệu bộ “. Còn gì hơn nữa ?! Cám ơn chị.
LÊ HỒNG QUANG và nhóm ca ITC với bài Ghi Ân Phật Tổ trầm hùng và trang trọng. Pianist TÔ MINH HỨNG và guitarist NGÔ BÁ THU đã đảm nhiệm phần đệm nhạc cho các ca sĩ rất chỉnh, hứng thú và nhiều sáng tạo.
Quang cảnh khán giả cùng hát hai bài Vui Sống Đạo và Vô Thường. Hết sức cảm động ! Vô cùng cảm tạ quí khán giả !
Một số hình chụp lưu niệm với khán giả, các anh chị đóng góp vào việc thực hiện chương trình cùng Thầy Hằng Trường.
Một số hình chụp lưu niệm với khán giả, các anh chị đóng góp vào việc thực hiện chương trình cùng Thầy Hằng Trường.
Một số hình chụp lưu niệm với khán giả, các anh chị đóng góp vào việc thực hiện chương trình cùng Thầy Hằng Trường.
Lê Khắc Thanh Hoài và Ni Sư viện chủ Thích Nữ Như Ngọc, hai người bạn, một đời một đạo, trung thành từ bốn mươi năm qua.
Buổi nói chuyện về Nhạc Đời, Nhạc Đạo tại chùa A Di Đà thành phố Westminster, California, ngày 10 tháng 8 năm 07
Ảnh kỷ niệm với gia đình Lan Phuơng, Quốc Việt, Quốc Nam, Bảo Ngọc, Ni Sư viện chủ.
MC LAN PHƯƠNG giọng nói ấm áp, duyên dáng và chững chạc, rất hợp với những buổi sinh hoạt thân mật và đạo vị .
Hai nghệ sĩ tí hon : BẢO NGỌC và QUỐC NAM với những ca khúc Phật Giáo đượm tình Mẹ và Quê Hương. Hai em hát và nói tiếng Việt rất giỏi. Hi vọng hai em sẽ còn tiến rất xa, đó là nhờ công lao của cha mẹ hai em đã ra sức đào luyện, thật là ít thấy một gia đình nghệ sĩ như vậy. ( xin nói nhỏ : mẹ của các em là MC Lan Phương và cha là anh Quốc Việt, người quay video và chụp những tấm hình này đấy ! )
Hai nữ phật tử thuần thành, Kim Phụng và Minh Tùng đóng góp tài năng, nhiệt tình phục vụ Đạo Pháp.
Chị Diệu Vân một phật tử của chùa trổ tài ngâm thơ góp thêm phần phong phú cho buổi nói chuyện.
Quang cảnh buổi nói chuyện thân mật và đạo vị tại chùa A Di Đà
Bác Thanh Nhã, một phật tử của chùa, phát biểu cảm tưởng, dí dỏm nhưng đầy thi vị, đạo vị.
Buổi văn nghệ giới thiệu sách vầ cd do hội thân hữu y khoa huế bảo trợ tại thành phố Huntington Beach, ngày mồng 5 tháng 8 năm 07. Bác sĩ lê đỉnh thương ra mắt hồi ký : “A LIFE CHANGED”
BA CHỊ EM : LÊ KHẮC THANH TÚY, LÊ KHẮC THANH HOầI, LÊ KHẮC LÂN RA MẮT CD “ TÔI VẪN NHỚ “
MAI HƯƠNG VỚI 3 BÀI HÁT : “Đời Em Lầ Giồng Sông, Mắt Lầ Thuyền Đưa, Tỉnh Xanh”. ( nhạc và lời Lê Khắc Thanh Hoài, tác giả đệm piano ) Sau gần 15 năm mới gặp lại chị Mai Hương, chị vẫn “trung thành” với giòng nhạc cao vút, lên xuống, trầm bỗng ( làm cho ca sĩ … rất mệt) của Lê Khắc Thanh Hoài.
NHƯ MAI với bài “sông hoầi, sông hoầi” phổ thơ Phạm Công Thiện ( tác giả đệm piano ) Như Mai đã diển tả xuất sắc, rất có hồn và điêu luyện bài tình ca đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ Phạm Công Thiện và nhạc sĩ Lê Khắc Thanh Hoài các đây hơn ba mươi sáu năm !
HỒ THỊ THỂ VÂN ( pianist lỗi lạc đến từ Canada với các tác phẩm của Liszt, Chopin, Rachmaninoff ) Thể Vân chơi đàn đúng là nhưẨchơi ! mắt mơ màng nhìn lên không trung mà những ngón tay vẫn lanh lẹ chạy trên phím đàn không sai một nốt ! Tài tình và điêu luyện !
NGỌC THÚY ( ca sĩ triển vọng đến từ Australie trình bày bài Ề Lời lưu luyến của Lê Khắc Lân) tiếng hát trẻ trung, diển tả được những lời ca chân thành, đượm tình tha thiết của tác giả.
TIẾN DŨNG với ca khúc Mưa Huế ( thơ Lê Thị Hàn, nhạc Lê Khắc Thanh Túy ) đã làm rung động lòng người, trí nhớ trở lại với những cơn mưa dai dẳng và thơ mộng của xứ Huế.